lap-trinh-scratch Tin tức
Lập trình scratch học sinh thiếu nhi
LẬP TRÌNH SCRATCH -LẬP TRÌNH SÁNG TẠO HỌC SINH THIẾU NHI
Học lập trình Scratch mang lại nhiều điều thú vị trong học tập?
- Kích thích trí tư duy -sáng tạo cho trẻ ngay trong khóa học
- Tư duy logic giúp bé giải quyết các bài toán thông qua lập trình
- Học lập trình Scratch không khó chỉ cần bé thích và đam mê...
- Scratch đã được hơn 800 trường học trên thế giới đưa vào giảng dạy ngay ở cấp tiểu học và THCS...
- Học Scratch giúp bé giải quyết tìm ra phương pháp giải các bài toán...
Tại sao Scratch được giảng dạy ở tiểu học?
- Scratch hoàn toàn miễn phí và có thể chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng.
- Scratch rất thích hợp để tạo ra các ứng dụng đồ họa, animation, bài học, bài giảng, mô phỏng kiến thức, trình diễn, sách điện tử, trò chơi, … rất phù hợp với nhà trường, giáo viên, học sinh.
- Scratch là môi trường tốt nhất để dạy học sinh làm quen với tư duy máy tính, khoa học máy tính ngay từ lứa tuổi tiểu học.
- Với Scratch, bạn có thể lập trình để tạo nên các câu chuyện, sự kiện tiếp nối với nhau liền mạch , những trò chơi thú vị, và có thể là hoạt hình. Một điều thú vị hơn là bạn có thể chia sẻ các tác phẩm của mình với những bạn khác trên cộng đồng mạng của Scratch
1. Đưa ra một số ví dụ để cho học sinh hiểu máy tính thực hiện công việc theo từng bước.
2. Sơ đồ xử lý công việc trên máy tính Input (đầu vào): Bộ xử lý: Output (đầu ra): 3. Con người sử dụng máy tính để giải quyết vấn đề gì và như thế nào?
Bài
2. Làm quen với Scratch
1. Cung cấp 1 chương trình đơn giản, thực hiện chạy chương trình, dừng chương trình.
2. Làm quen với giao diện Scratch Nắm vững các khu vực: Sân khấu, Nhân vật, Cửa sổ lệnh, Khung điều khiển, Thực đơn, Thanh công cụ nhanh, Nút trợ giúp nhanh, Nút trợ giúp, Khu vực tạo nhân vật, Khu vực tạo sân khấu, nền, Điều khiển nhân vật bằng các lệnh
3. Bắt đầu 1 chương trình đơn giản bằng sự kiện "Bắt đầu chương trình" Yêu cầu học sinh tạo một đoạn chương trình theo mẫu bằng cách kéo thả lệnh vào cửa sổ lệnh, ghep, tách lệnh. Chọn các lệnh trong khung điều khiển, chọn các nhóm từ màu.
4. Phân loại các nhóm lệnh điều khiển nhân vật
5. Cửa sổ lệnh của nhân vật và sân khấu, nhân vật hiện thời
Bài
3. Chuyển động đơn giản
1. Tâm nhân vật, thay đổi tâm nhân vật
2. Kích thước sân và hệ tọa độ sân khấu. Cách xác định tọa độ nhân vật trên sân khâu.
3. Giới thiệu một số lệnh thường dùng trong di chuyển nhân vật
4. Thao tác các lệnh, kéo thả, kết nối các lệnh, tách lệnh, xóa lệnh.
5. Khối lệnh lặp, điều kiện
5. Thực hành cho nhân nhân vật chuyển động đơn giản trên sân khấu: Di chuyển ngang, dọc, hình vuông
Bài
4. Làm việc với phông nền và nhân vật
1. Thêm, xóa và thay đổi Phông nền
2. Thêm, xóa và thay đổi nhân vật
4. Thay đổi bên ngoài cho nhân vật
5. Vẽ nhân vật, phông nền ( Bitmap, Vector) 6. Câu lệnh hội thoại
7. Thực hành cho các nhân vật hội thoại
Bài
5. Vẽ hình
1. Chuyển nhân vật thành cây bút, đặt tâm tại ngòi bút
2. Chế độ vẽ theo chuyển động nhân vật
3. Các lệnh thay đổi màu, đổi nét
4. Vẽ 1 số hình hình học đơn giản: hình vuông, hình chữ nhật, tam giác, hình thoi, hình tròn …
5. Qui luật vẽ đa giác đều n cạnh
6. Qui luật vẽ hình tròn đồng tâm
7. Vẽ các hình lặp lại nhiều lần
8. Vẽ theo điều kiện và sự kiện cảm biến bàn phím, chuột
9. In hình nhân vật lên màn hình tại vị trí và thời điểm thực hiện lệnh
Bài 6. Âm
thanh
1. Nhóm lệnh âm thanh
2. Thiết lập Âm thanh, nhạc nền sân khấu
3. Thu âm trực tiếp âm thanh cho nhân vật
4. Bổ sung âm thanh cho nhân vật và sân khấu
5. Thiết lập ứng dụng kể chuyện
6. Thực hành tạo em bé nhảy và múa theo nhịp trống.
7. Thực hành tạo một bài nhạc đơn giản
Bài
7. Chuyển động nâng cao
1. Lệnh Điều khiển nhân vật khi chạm biên màn hình
2. Lệnh lặp vô hạn, lệnh dừng chương trình
3. Chuyển động và thay đổi hình ảnh nhân vật
4. Chuyển động kết hợp lệnh điều khiển có điều kiện và cảm ứng
5. Thiết kế 1 trò chơi đơn giản "Thả bóng" , cá lớn nuốt cá bé
Bài
8. Hội thoại
Bài 9. Hội thoại và truyền thông1. Tạo một chương trình hội thoại đơn giản
2. Cách tạo và sử dụng biến
3. Các lệnh trong nhóm Các phép toán
4. Viết chương trình đơn giản nhập 2 số tự nhiên thông báo ra màn hình giá trị 2 số đó và tổng 2 số.
5. Thực hành: Viết chương trình trò chơi đoán số
6. Một số ứng dụng biến nhớ và hàm số
1. Hội thoại có điều khiển giữa 3 nhân vật
2. Gửi và nhận thông điệp
3. Tạo "nút lệnh" trong các bài toán tương tác với bàn phím, chuột
Bài
10. Cảm biến
1. Cảm biến màu sắc
2. Cảm biến khoảng cách, va chạm
3. Cảm biến chuột và bàn phím
4. Cảm biến thời gian, điều khiển thời gian
5. Thực hành các cảm biến: Hiển thị ngày hiện tại của máy, hiển thị đồng hồ đếm ngược.
Bài
11. Xử lý số
1. Tạo biến, lệnh gán, lệnh thay đổi giá trị’
2. Kiểu dữ liệu trong Scratch: số, logic, Xâu
3. Các phép tính đơn giản với số trong Scratch
4. Các phép toán logic
5. Thực hành: Thiết kế trò chơi đơn giản sau: Trên sân khấu có 3 quả bóng với các số hiệu 1, 5, 10 chuyển động ngẫu nhiên, lúc ẩn lúc hiện trên màn hình. Nhiệm vụ của em là nháy chuột chính xác lên các quả bóng, em sẽ được tích lũy điểm theo số được ghi trên quả bóng. Thời gian cho mỗi lần chơi là 10 giây. Bạn nào đạt được điểm cao thì càng giỏi. Khi kết thúc 1 lần chơi, giáo viên sẽ thông báo điểm của em trên màn hình.
Học lập trình scratch ở đâu tại Biên Hòa?
- Quý phụ huynh có con em tại Biên Hòa muốn tìm lớp lập trình Scratch dành cho thiếu nhi từ 7-14 tuổi thì hãy đến ngay Tin Học Hoài Ân.
- Tin Học Hoài Ân thường xuyên khai giảng các lớp lập trình Scratch cho thiếu nhi tại Biên Hòa vào đầu tháng.
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy lập trình sáng tạo Scratch: Thạc sĩ Trần Đình Ngọc hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy lập trình thiếu nhi.
- Địa điểm dạy Scratch: Tin Học Hoài Ân
- Địa chỉ: 528, Nguyễn Ái Quốc, Kp8, Phường Hố Nai, TP Biên Hòa
- Website: laptrinhthieunhi.com
- Hotline: 0977.093.688 -Thầy Ngọc